Kiểu nhà 3 chân nhìn vào đã thấy tạm bợ, không chắc chắn, nó ảnh hưởng trực tiếp đến phong thủy của cả gia đình bạn.
Không chỉ ngày nay mà thời xưa các cụ cũng đã rất quan trọng việc xây nhà. Xây dựng nhà ở hợp phong thủy là một điều quen thuộc và rất cần thiết mà gia chủ cần tuân thủ. Bên cạnh đó cũng cần tránh những điều tối kỵ, như: "Xây nhà 3 chân cả người lẫn của đều lao đao".
Theo người xưa, nếu nhà mà phạm vào đại kỵ tren thì người sống trong đó cũng gặp nhiều trắc trở, không may mắn trong cuộc sống, đôi khi sẽ ảnh hưởng đến tính mạng của gia chủ.
Nhà 3 chân là nhà gì?
"Nhà 3 chân" ở đây thực tế ám chỉ loại nhà xây không kiên cố, kiểu nhà có tường hay cổng xiêu vẹo, vách không chắc chắn, mái nhà không che chắn nổi nắng mưa. Với kiểu nhà như này, nhìn vào thấy tạm bợ và u tối, đương nhiên con người sống trong đó không thể khá khẩm lên được. Mặt khác, những ngồi nhà ẩm thấp, tối tăm sẽ khiến con người không thể tiếp cận năng lượng mặt trời, sức khoẻ suy giảm nghiêm trọng.
Do đó, người xưa rất kị xây nhà 3 chân bởi nó mang năng lượng xấu, ảnh hưởng đến đường tài vận của gia chủ.
Ngoài ra, một ngôi nhà phạm phong thủy thường có một số điểm khác như:
Điều kiêng kỵ trong kết cấu nhà
- Tường: không nên xây chân tường yếu bởi trong phong thủy chân tường yếu sẽ dễ gặp tai ương, suy phong và nhiều vấn đề khác.
- Số phòng trong nhà: Số lượng phòng trong nhà liên quan đến việc lành giữ của các thành viên trong gia đình, khi xây dựng người ta chọn số lượng phòng là số lẻ. Khi xây dựng cần lưu ý là phòng bên không bao giờ được cao, rộng hơn phòng chính. Phòng vệ sinh không liền với phòng bếp, hoặc đối diện phòng bếp. Cửa chính không được đối diện với nhà vệ sinh hoặc phòng bếp.
- Phòng khách: tầm nhìn của phòng khách phải rộng rãi, không bị che chắn. Nếu gia đình có hai phòng khách thì phải có một phòng to, một phòng nhỏ, phòng khách lớn ở phía trước, phòng nhỏ phía sau.
- Phòng ngủ: Đối với phòng ngủ không nên đặt bàn thờ.
- Phòng bếp: Bếp ga không được đối diện với đầu vòi nước, không đặt bếp giữa 2 vòi nước, không đặt bếp lộ thiên phía trước cửa nhà hoặc phía sau cửa nhà. Bếp nên bố trí ở phái sau của ngôi nhà.
- Cầu thang: Số bậc cầu thang cần tính theo: sinh, lão, bệnh, tử. Bậc cuối cùng vào sinh thì tốt, không nên làm bậc cầu thang hình xoắn ốc.
- Cửa: Cổng và cửa chính của ngôi nhà không được quá lớn.
- Nhà tắm, nhà vệ sinh: không nên đặt nền nhà tắm, nhà vệ sinh cao hơn nền phòng ngủ, không nên đặt nhà vệ sinh ở trung tâm nhà.
- Mái nhà, trần nhà: không nên để mái nhà của bận dính liền với mái của các nhà xung quanh, trần nhà không nên dùng tranh ảnh, họa đồ có đường nét hình vuông, đường thẳng. Mái che trước nhà nên tránh mũi nhọn.
Bên cạnh đó, chúng ta cần lưu ý không nên xây dựng nhà quá cao tạo tâm lý bất ổn cho gia đình, nên dùng gỗ có tính dương như tùng, mai tránh các loại âm khí. Thiết kế nền phải bằng phẳng, không được lồi lõm.
Màu sắc khiêng kỵ khi xây nhà
- Tường trắng, ngói xanh: màu tường trắng, ngói xanh đa số dùng cho những vật kiến trúc có âm tính tương đối nặng như linh đường, âm trạch, nhà kỷ niệm, … không phù hợp với nhà thông thường, nếu không sẽ tăng âm khí trong nhà, làm ảnh hưởng tiền tài, vận khí. Màu sắc lý tưởng là tường trắng, mái đỏ.
- Màu sắc trần phải nhạt hơn so với bốn bức tường bao quanh.
- Gian bếp nên quét sơn màu nhạt, kỵ màu đậm.
Trên đây là những thông tin hữu ích phong thủy trong việc xây dựng nhà. Chúng tôi hi vọng sẽ giúp bạn nhận biết được những điều kiêng kỵ khi xây dựng nhà mới, nhằm mang lại may mắn, tài lộc cho gia chủ.
* Thông tin chỉ mang tính tham khảo
Tuổi đẹp nhất để làm nhà trong năm 2024, ai chuẩn bị khởi công nhất định đừng bỏ qua
Trong năm 2024, người sinh vào năm nay được tuổi làm nhà. Nếu đang có ý định xây dựng nhà mới thì có thể làm khảo.
Người Việt rất coi trọng việc xem tuổi khi tiến hành các công việc quan trọng, trong đó có làm nhà. Việc chọn tuổi làm nhà thường dựa theo đuổi của người đàn ông. Tuy nhiên, ngày nay quan niệm này cũng có chút thay đổi. Tuổi làm làm sẽ lấy tuổi của người được coi là chủ nhà.
Tuổi đẹp nhất để làm nhà năm 2024
Theo cuốn Tìm hiểu Văn hóa Phương Đông Âm dương đối lịch (Nhà xuất bản Thanh Hóa), trong năm 2024, các tuổi sau đây có thể làm nhà: 1958 (Mậu Tuất), 1964 (Giáp Thìn), 1967 (Đinh Mùi), 1973 (Quý Sửu), 1979 (Kỷ Mùi), 1981 (Tân Dậu), 1985 (Ất Sửu), 1988 (Mậu Thìn), 1990 (Canh Ngọ), 1994 (Giáp Tuất), 1997 (Đinh Sửu), 1999 (Kỷ Mão), 2003 (Quý Mùi), 2005 (Ất Dậu), 2006 (Bính Tuất).
Chọn tháng khởi công theo tuổi
Theo cuốn Tìm hiểu Văn hóa Phương Đông Âm dương đối lịch, người được tuổi làm nhà trong năm 2024 có thể chọn tháng âm lịch phù hợp để khởi công công trình.
- Người tuổi Thân, Tý, Thìn có thể chọn làm nhà vào các tháng: tháng Giêng (4/2/2024 đến 4/3/2024 Dương lịch), tháng 5 (5/6/2024 đến 5/7/2024), tháng 8 (7/9/2024 đến 7/10/2024), tháng 10 (7/11/2024 đến 5/12/2024), tháng 11 (6/12/2024 đến 4/1/2025), tháng Chạp (5/1/2025 đến 2/2/2025).
- Người tuổi Tỵ, Dậu, Sửu có thể chọn làm nhà vào các tháng âm lịch: tháng 5 (5/6/2024 đến 5/7/2024 Dương lịch), tháng 6 (6/7/2024 đến 6/8/2024), tháng 7 (7/8/2024 đến 6/9/2024), tháng 8 (7/9/2024 đến 7/10/2024), tháng 9 (8/10/2024 đến 6/11/2024), tháng 10 (7/11/2024 đến 5/12/2024).
- Người tuổi Dần, Ngọ, Tuất có thể chọn làm nhà vào các tháng âm lịch: tháng 2 (5/3/2024 đến 3/4/2024 Dương lịch), tháng 3 (4/4/2024 đếm 4/5/2024), tháng 4 (5/5/2024 đến 4/6/2024), tháng 5 (5/6/2024 đến 5/7/2024), tháng 6 ( 6/7/2024 đến 6/8/2024), tháng Chạp (5/1/2025 đến 2/2/2025).
- Người tuổi Hợi, Mão, Mùi có thể chọn làm nhà vào các tháng âm lịch: tháng Giêng (4/2/2024 đến 4/3/2024 Dương lịch), tháng 2 (5/3/2024 đến 3/4/2024), tháng 3 (4/4/2024 đếm 4/5/2024), tháng 9 (8/10/2024 đến 6/11/2024), tháng 11 (6/12/2024 đến 4/1/2025), tháng Chạp (5/1/2025 đến 2/2/2025).
Lưu ý khác khi chọn tuổi đẹp làm nhà năm 2024
Gia chủ cần chú ý rằng tuổi đẹp làm nhà năm 2024 cần không phạm Tam tai, Hoàng ốc, Kim lấu. Nếu phạm cả 3 yếu tố trên thì không nên khởi công trong năm. Nếu phạm Hoàng ốc, Kim lâu thì cũng không nên động thổ.
Trường hợp phạm Tam tai thì có thể chấp nhận được. Gia chủ có thể mượn tuổi của người phù hợp để khởi công, xây dụng.
Nếu mượn tuổi làm nhà thì mượn của nam giới hơn tuổi mình là tốt nhất. Nên mượn tuổi của người Tam hợp, Nhị hợp. Người được mượn tuổi nên có tính cách hòa đồng, vui vẻ, gia đình hòa thuận và không trong thời gian chịu tang. Người này nên giữ vai vế cao hơn gia chủ. Người mượn tuổi càng cao tuổi thì càng thể hiện sức sống mãnh liệt và bền bỉ của gia chủ.
* Thông tin mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm.
Từ năm nay: Xây nhà phải cách đường bao nhiêu mét mới hợp pháp, không bị phạt?
Khi xây nhà người dân phải cách đường bao nhiêu mét mới hợp pháp, không bị xử phạt, hãy cùng tìm hiểu nội dung sau đây.
Tùy thuộc vào bề rộng đường tiếp giáp với lô đất xây dựng nhà ở và chiều cao nhà ở mà người dân phải xây nhà cách đường từ 0 – 06m.
Và để trả lời được câu hỏi xây nhà phải cách đường bao nhiêu mét, chúng ta phải tìm hiểu về khoảng lùi trong xây dựng nhà ở. Cụ thể:
Khoảng lùi là gì?
Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy hoạch xây dựng ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BXD, khoảng lùi là khoảng không gian giữa chỉ giới đường đỏ và chỉ giới xây dựng.
Theo đó, để biết khoảng lùi khi xây dựng nhà ở là bao nhiêu thì người dân cần biết được chỉ giới đường đỏ và chỉ giới xây dựng, cụ thể:
– Chỉ giới đường đỏ là đường ranh giới được xác định trên bản đồ quy hoạch và thực địa để phân định ranh giới giữa phần đất được xây dựng công trình và phần đất được dành cho đường giao thông hoặc công trình hạ tầng kỹ thuật, không gian công cộng khác.
– Chỉ giới xây dựng là đường ranh giới được xác định trên bản đồ quy hoạch và thực địa để phân định ranh giới giữa phần đất cho phép xây dựng công trình (phần nổi và phần ngầm) và phần đất lưu không.
Chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng và khoảng lùi được mô phỏng qua hình ảnh sau:
Khoảng lùi của công trình là bao nhiêu?
Cũng theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy hoạch xây dựng ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BXD, khoảng lùi của công trình được quy định cụ thể như sau:
– Khoảng lùi của các công trình tiếp giáp với đường giao thông (đối với đường giao thông cấp khu vực trở lên) được quy định tại đồ án quy hoạch chi tiết và thiết kế đô thị, nhưng phải thỏa mãn quy định về khoảng lùi tối thiểu.
– Đối với tổ hợp công trình bao gồm phần đế công trình và tháp cao phía trên thì các quy định về khoảng lùi công trình được áp dụng riêng đối với phần đế công trình và đối với phần tháp cao phía trên theo chiều cao tương ứng của mỗi phần.
Bảng: Quy định khoảng lùi tối thiểu (m) của các công trình theo bề rộng đường (giới hạn bởi các chỉ giới đường đỏ) và chiều cao xây dựng công trình
Lưu ý: Quy định về khoảng lùi công trình trên các tuyến đường
Trong trường hợp do đặc thù hiện trạng của khu vực quy hoạch không đáp ứng được yêu cầu về khoảng lùi theo quy định tại bảng trên thì khoảng lùi do đồ án quy hoạch hoặc thiết kế đô thị xác định nhưng phải đảm bảo có sự thống nhất trong tổ chức không gian trên tuyến phố hoặc một đoạn phố.
Tóm lại, tùy thuộc vào bề rộng đường tiếp giáp với lô đất xây dựng nhà ở và chiều cao nhà ở mà có khoảng lùi khác nhau (khoảng cách với lề đường là khác nhau). Nếu nhà ở xây dựng mà có chiều cao bằng hoặc thấp hơn 19m thì được phép xây dựng sát chỉ giới đường đỏ.
Phạt tới 100 triệu đồng nếu vi phạm chỉ giới xây dựng
* Mức phạt tiền
Mức phạt đối với hành vi này được quy định tại điểm a khoản 9 Điều 16 Nghị định 16/2022/NĐ-CP như sau:
” 9. Xử phạt đối với hành vi xây dựng không đúng quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị được duyệt như sau:
a) Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ;”
Đây là mức phạt vi phạm đối với tổ chức, mức phạt đối với cá nhân sẽ bằng 1/2 mức phạt của tổ chức.
Theo đó, trường hợp vi phạm chỉ giới xây dựng (không đúng quy hoạch xây dựng) sẽ bị phạt tiền từ 40 – 50 triệu đồng (đối với cá nhân), 80 – 100 triệu đồng (đối với tổ chức).
* Biện pháp khắc phục hậu quả
Căn cứ điểm c khoản 15 Điều 16 Nghị định 16/2022/NĐ-CP, ngoài việc bị phạt tiền thì xây dựng công trình vi phạm chỉ giới xây dựng sẽ buộc phải tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm. Hay nói cách khác, người dân sẽ không được điều chỉnh giấy phép xây dựng để hợp thức hóa phần xây lấn chỉ giới xây dựng.
Kết luận: Trên đây là quy định giải đáp thắc mắc về việc xây nhà phải cách đường bao nhiêu mét mới hợp pháp. Theo đó, tùy thuộc vào bề rộng đường tiếp giáp với lô đất xây dựng nhà ở và chiều cao nhà ở mà có khoảng lùi khác nhau, dao động từ 0 – 06m (xem chi tiết tại bảng trên).
Các trường hợp bắt buộc phải phá dỡ nhà ở mới nhất 2024
1. Các trường hợp bắt buộc phải phá dỡ nhà ở mới nhất:
2. Các yêu cầu khi phá dỡ nhà ở:
3. Trường hợp nào bị cưỡng chế phá dỡ nhà ở:
4. Quy định về trách nhiệm phá dỡ nhà ở như thế nào?
5. Quy trình thực hiện phá dỡ nhà ở:
1. Các trường hợp bắt buộc phải phá dỡ nhà ở mới nhất:
Căn cứ Điều 92 Văn bản hợp nhất 04/VBHN-VPQH Luật nhà ở, nhà ở phải phá dỡ trong các trường hợp sau:
– Trường hợp nhà ở bị hư hỏng nặng, nguy cơ bị sụp đổ rất cao, việc sử dụng nhà ở tiếp không đảm bảo an toàn cho người sử dụng cũng như mọi người xung quanh, việc này dựa trên kết luận kiểm định chất lượng của cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh nơi có nhà ở.
– Nhà ở trong tình trạng khẩn cấp, phòng chống thiên tai.
– Theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền mà phải giải tỏa nhà ở đó để thu hồi đất.
– Nhà ở được xây dựng trong khu vực cấm xây dựng.
– Nhà ở được xây dựng trên phần đất không phải là đất ở theo quy hoạch đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
– Trường hợp phá dỡ nhà chung cư bị hư hỏng, chưa thuộc diện bị phá dỡ nhưng hiện đang nằm trong khu vực phải thực hiện cải tạo, xây dựng đồng bộ với khu nhà ở thuộc diện bị phá dỡ theo quy định theo quy hoạch xây dựng được phê duyệt.
– Theo quy định của pháp luật về xây dựng mà nhà ở nằm trong diện buộc phải phá dỡ.
Dẫn chiếu đến khoản 44 Điều 1 Luật xây dựng sửa đổi năm 2020 quy định việc tháo dỡ công trình xây dựng bổ sung thêm như sau:
– Công trình xây dựng sai so với quy hoạch xây dựng.
– Công trình xây dựng không có giấy phép xây dựng đối với công trình theo quy định là phải có giấy phép xây dựng.
– Công trình đã được cấp giấy phép xây dựng rồi nhưng xây dựng sai so với nội dung quy định trong giấy phép đó.
– Công trình xây dựng và lấn chiếm đất công, đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của các nhân, tổ chức khác.
– So với thiết kế xây dựng đã được phê duyệt đối với trường hợp công trình nhà ở được miễn giấy phép xây dựng mà xây sai.
– Công trình nhà ở riêng lẻ bị phá dỡ khi chủ sở hữu có nhu cầu để xây dựng mới.
2. Các yêu cầu khi phá dỡ nhà ở:
Khi phá dỡ nhà ở cần đáp ứng các yêu cầu như sau:
– Tại khu vực phá dỡ phải thực hiện di chuyển người và tài sản ra khỏi khu vực đó.
– Khi thực hiện phá dỡ phải có biển báo cũng như giải pháp cách ly với các khu vực xung quanh.
– Đối với người, tài sản, công trình xung quanh, công trình hạ tầng kỹ thuật thuộc diện không bị phá dỡ phải đảm bảo an toàn.
– Bảo đảm vệ sinh, môi trường theo quy định của pháp luật.
– Trong khoảng thời gian từ 12 giờ đến 13 giờ và từ 22 giờ đến 05 giờ, tuyệt đối không được thực hiện công việc phá dỡ nhà ở nằm trong khu dân cư, ngoại trừ trường hợp khẩn cấp.
Lưu ý:
– Trường hợp nhà ở đang cho thuê nằm trong diện bị phá vỡ thì khi đó, bên cho thuê phải lưu ý rằng trước khi thực hiện phá dỡ, thông báo về việc phá dỡ cho bên thuê biết trước ít nhất là 90 ngày, ngoại trừ trường hợp cấp bách hoặc việc phá dỡ nhà ở này theo quyết định hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Việc thông báo phải bằng văn bản.
– Khi phá dỡ nhà ở với mục đích để xây dựng mới lại, bên cho thuê có trách nhiệm bố trí cho bên thuê chỗ ở khác trong thời gian phá dỡ và xây dựng lại nhà ở khi hợp đồng thuê nhà ở vẫn còn thời hạn, ngoại trừ nếu các bên có sự thỏa thuận với nhau việc tìm chỗ ở mới sẽ do bên thuê tự lo và bên thuê sẽ không phải trả tiền thuê nhà ở trong thời gian phá dỡ, xây dựng lại.
– Khi bên cho thuê thực hiện xong việc xây mới nhà ở, khi đó bên thuê được tiếp tục thuê đến hết hạn hợp đồng, ngoại trừ hai bên tự thỏa thuận chấm dứt việc cho thuê khi không còn nhu cầu nữa.
– Thời gian phá dỡ và xây dựng lại không tính vào thời hạn của hợp đồng thuê nhà ở.
3. Trường hợp nào bị cưỡng chế phá dỡ nhà ở:
Thông thường, khi phá dỡ nhà ở sẽ có quy trình và văn bản thông báo cho chủ sở hữu. Nếu như người dân không đồng ý cho việc phá dỡ nhà ở khi nằm trong các trường hợp quy định tại mục 1 thì sẽ bị cưỡng chế phá dỡ nhà ở, quy trình cụ thể như sau:
– Cơ quan có thẩm quyền sẽ ban hành quyết định cưỡng chế phá dỡ nhà ở:
+ Đối với việc phá dỡ nhà ở để nhằm thu hồi đất, phá dỡ nhà ở riêng lẻ theo quy định tại khoản 1, 4 và 5 Điều 92 Văn bản hợp nhất 04/VBHN-VPQH Luật nhà ở: thẩm quyền thuộc về Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.
+ Đối với việc phá dỡ nhà chung cư quy định tại các khoản 1, 2, 4 và 5 Điều 92 của Văn bản hợp nhất 04/VBHN-VPQH Luật nhà ở: thẩm quyền ban hành quyết định cưỡng chế thuộc về Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
– Dựa trên quyết định cưỡng chế phá dỡ nhà ở của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: Ủy ban nhân dân cấp huyện sẽ tổ chức cưỡng chế phá dỡ nhà ở.
– Về kinh phí cưỡng chế phá dỡ nhà ở sẽ tuân thủ theo quy định sau:
+ Trách nhiệm chi trả chi phí cưỡng chế phá dỡ và các chi phí có liên quan đến việc phá dỡ sẽ do Chủ sở hữu nhà ở hoặc người đang quản lý, sử dụng nhà ở hoặc chủ đầu tư công trình chi trả.
+ Cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế áp dụng biện pháp cưỡng chế tài sản để bảo đảm kinh phí cho việc phá dỡ trong trường hợp nếu như chủ sở hữu nhà ở, người đang quản lý, sử dụng nhà ở, chủ đầu tư công trình không chi trả.
4. Quy định về trách nhiệm phá dỡ nhà ở như thế nào?
Theo quy định tại Điều 93 Văn bản hợp nhất 04/VBHN-VPQH Luật nhà ở, việc phá dỡ nhà ở sẽ thuộc trách nhiệm của những đối tượng sau:
– Chủ sở hữu nhà ở.
– Hoặc người nào đang quản lý, sử dụng nhà ở đó.
– Chủ đầu tư công trình có trách nhiệm phá dỡ nhà ở nếu như nằm trong trường hợp phải giải tỏa nhà ở để xây dựng lại nhà ở mới hoặc công trình khác.
Theo quy định của pháp luật về xây dựng, khi phá dỡ nhà ở thì chủ sở hữu nhà ở sẽ tự thực hiện khi đảm bảo có đủ năng lực. Trường hợp nếu như không đủ năng lực để phá dỡ nhà ở thì có thể tính đến việc thuê tổ chức, cá nhân có năng lực về xây dựng phá dỡ.
Trong quá trình chủ sở hữu hoặc người đang quản lý sử dụng nhà ở hay chủ đầu tư công trình thực hiện phá dỡ nhà ở thì Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn sẽ phải có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc việc phá dỡ nhà ở trên địa bàn.
Lưu ý: khi phá dỡ nhà ở, chủ sở hữu sẽ phải chịu trách nhiệm tự lo chỗ ở.
Nếu trường hợp thu hồi đất dẫn đến việc phá dỡ nhà ở thì chủ sở hữu sẽ được hỗ trợ nhà để ở theo chính sách quy định về nhà ở tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
5. Quy trình thực hiện phá dỡ nhà ở:
Căn cứ khoản 44 Điều 1 Luật xây dựng sửa đổi năm 2020, trình tự phá dỡ công trình nói chung, nhà ở nói riêng được thực hiện như sau:
Bước 1: Thực hiện lập phương án, giải pháp phá dỡ công trình xây dựng.
Phương án hay giải pháp phá dỡ công trình xây dựng bao gồm các nội dung chính sau đây:
– Căn cứ để lập phương án, giải pháp phá dỡ công trình xây dựng.
– Các thông tin chung về công trình, hạng mục công trình phải phá dỡ.
– Danh mục các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được áp dụng.
– Thiết kế phương án phá dỡ.
– Tiến độ thực hiện; kinh phí thực hiện việc phá dỡ công trình.
– Các nội dung khác thực hiện trong quá trình phá dỡ công trình (nếu có).
(căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 42 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP).
Nếu như công trình nằm trong các trường hợp phá dỡ hoặc cưỡng chế phá dỡ thì phải có quyết định phá dỡ hoặc quyết đinh cưỡng chế phá dỡ công trình.
Bước 2: Thực hiện thẩm tra, phê duyệt thiết kế phương án cũng như giải pháp thực hiện phá dỡ công trình xây dựng.
Trường hợp này áp dụng với những công trình xây dựng mang sức ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi ích công cộng.
Bước 3: Tổ chức thi công phá dỡ công trình xây dựng.
Bước 4: Thực hiện giám sát, nghiệm thu công tác phá dỡ công trình xây dựng.
CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG BÀI VIẾT:
– Văn bản hợp nhất 04/VBHN-VPQH Luật nhà ở.
– Luật xây dựng sửa đổi năm 2020.
– Nghị định số 06/2021/NĐ-CP quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng