Bão Boris gây báo động đỏ đồng loạt

 Trận mưa lớn kỷ lục trong nhiều năm trút xuống khu vực Trung Âu gây ngập lụt, khiến hàng nghìn ngôi nhà bị hư hại và hàng trăm người phải sơ tán. Nhiều nơi phải ban bố báo động đỏ.

Mưa lớn trút xuốn

Mưa lớn trút xuống khu vực Trung Âu khiến nhiều khu vực ngập lụt. Ảnh: Daniel Mihailescu.

Bão Boris mang theo mưa lớn với lượng mưa tương đương trong một tháng đã trút xuống một số thủ đô lịch sử của châu Âu, bao gồm Vienna (Áo), Bratislava (Slovakia) và Prague (Cộng hòa Czech), theo CNN.

Báo động đỏ - mức cảnh báo cao nhất - đã được ban hành ở một số khu vực của Ba Lan, Đức, Cộng hòa Czech, Áo và Slovakia.

Theo trang web cảnh báo thời tiết của châu Âu Meteoalarm, mức cảnh báo này liên quan đến "hiện tượng khí tượng dữ dội" và "có khả năng gây ra thiệt hại lớn".

Hiện tượng hiếm gặp

Tại Romania, cơ quan quản lý tình trạng khẩn cấp cho biết 4 người ở phía đông nước này đã tử vong, trong khi hàng trăm người bị mắc kẹt tại khu vực bị ngập lụt.

Dịch vụ cứu hộ đang khẩn trương cứu người ở các hạt phía đông bị ảnh hưởng nặng nề, bao gồm Galati và Vaslui. Thi thể của 3 phụ nữ lớn tuổi và một người đàn ông đã được tìm thấy ở 4 địa phương, Cơ quan Tình trạng Khẩn cấp Romania cho biết.

"Nước tràn vào nhà, phá hủy các bức tường, mọi thứ", Sofia Basalic (60 tuổi), cư dân làng Pechea của Romania, thuộc vùng Galati, nói.

"Tôi mất hết gà, thỏ, mọi thứ. Tôi còn mất cả lò nướng, máy giặt, tủ lạnh. Tôi chẳng còn lại gì nữa", bà cho hay.

Cơ quan cứu hộ đã công bộ đoạn video ghi lại hình ảnh các đội cứu hộ sơ tán người dân bằng những chiếc thuyền cứu sinh nhỏ qua dòng nước bùn, và đưa một số người cao tuổi đến nơi an toàn.

Những thiệt hại lớn nhất từ trận lũ lụt tập trung ở Galati, nơi có 5.000 hộ gia đình bị ảnh hưởng. Trực thăng Black Hawk đã được triển khai ở đó để hỗ trợ công tác tìm kiếm và cứu hộ.

"Đây là thảm họa có quy mô khủng khiếp", Emil Dragomir, thị trưởng của Slobozia Conachi, ngôi làng ở Galati, chia sẻ. Ông cho biết 700 ngôi nhà đã bị ngập lụt.

Các cơn bão đã tấn công 19 địa phương ở 8 hạt tại Romania, với gió mạnh quật ngã hàng chục cây cối, làm hỏng xe và gây tắc nghẽn giao thông.

Chính quyền đã gửi tin nhắn cảnh báo đến cư dân để thông báo về thời tiết xấu. Tính đến 13h hôm 14/9 (theo giờ địa phương), hơn 250 người được sơ tán với sự hỗ trợ của 700 nhân viên Bộ Nội vụ Romania được triển khai đến khu vực bị ảnh hưởng, nhà chức trách cho biết.

Bộ trưởng Môi trường Romania Mircea Fechet nói với hãng thông tấn AP rằng tại một số khu vực bị ngập lụt nghiêm trọng, lượng mưa lên tới hơn 160 l/m2. Ông nhấn mạnh đây là hiện tượng hiếm gặp.

“Điều chúng tôi đang cố gắng làm ngay bây giờ là cứu càng nhiều mạng người càng tốt”, ông cho biết khi trên đường đến Galati để đánh giá tình hình.

Tổng thống Romania Klaus Iohannis đã gửi lời chia buồn tới gia đình nạn nhân và viết trên Facebook: "Chúng ta phải tiếp tục tăng cường năng lực dự báo các hiện tượng thời tiết cực đoan".

“Trận lũ lụt nghiêm trọng đã ảnh hưởng đến phần lớn đất nước, gây thiệt hại về người và tài sản nghiêm trọng”, ông Iohannis nói. “Chúng ta một lần nữa phải đối mặt với hậu quả của biến đổi khí hậu, điều ngày càng hiện diện rõ ràng trên khắp lục địa châu Âu với tác động nghiêm trọng đến con người”.

Chỉ xảy ra khoảng một lần mỗi thế kỷ

Tại Cộng hòa Czech, mực nước sông đã đạt mức cao nguy hiểm ở hàng chục khu vực, khiến chính quyền phải sơ tán hàng trăm người, bao gồm một bệnh viện ở thành phố lớn thứ hai Brno, để tránh lũ lớn.

mua lu o chau au anh 3

Báo động đỏ - mức cảnh báo cao nhất - đã được ban hành ở một số khu vực của Ba Lan, Đức, Cộng hòa Czech, Áo và Slovakia. Ảnh: Raul Stef.

Cảnh sát cho biết một người đàn ông 54 tuổi đã mất tích sau khi rơi xuống dòng suối ngập lụt ở phía đông nam đất nước, trong khi 3 người khác bị cuốn trôi trong ôtô bởi con sông ở phía đông bắc.

Đến tối 14/9, chính quyền Czech ban bố cảnh báo lũ lụt cao nhất tại hơn 70 khu vực trên khắp cả nước và cho biết hàng nghìn người nữa nên chuẩn bị sơ tán khi mưa vẫn tiếp tục đổ xuống.

Viện Khí tượng Thủy văn Czech cho biết "lũ lụt cực đoan" ở những khu vực như này chỉ xảy ra khoảng một lần mỗi thế kỷ.

Tại nước Áo láng giềng, chính quyền đã tuyên bố 24 ngôi làng ở phía đông bắc Hạ Áo là “khu vực thảm họa” vào chiều 14/9 và bắt đầu sơ tán người dân khỏi những khu vực này.

“Những giờ tới sẽ là thời điểm quyết định đối với hệ thống phòng chống lũ lụt, lực lượng ứng phó khẩn cấp và đông đảo người dân chúng ta”, Thống đốc tỉnh Johanna Mikl-Leitner cho biết.

Bà nói thêm ở một khu vực, “chúng tôi dự đoán sẽ đối mặt với thách thức có quy mô lịch sử”.

Những trận mưa như trút nước cũng khiến mực nước trên sông Danube ở thủ đô Vienna (Áo) dâng cao đột ngột. Sông Kamp, một nhánh của sông Danube, cũng dâng cao vì sự kiện thời tiết chưa từng có này.

Mưa lớn cũng xảy ra ở Moldova vào hôm 14/9, nơi các nhân viên cứu hộ đã phải bơm nước lũ ra khỏi hàng chục ngôi nhà của người dân ở một số địa phương.

Các nhà khí tượng học cho biết một hệ thống áp thấp từ miền Bắc Italy được dự đoán gây ra lượng mưa lớn ở hầu hết khu vực của Cộng hòa Czech, bao gồm thủ đô và các vùng biên giới với Áo, Đức ở phía nam, cùng Ba Lan ở phía bắc.

“Chúng ta phải sẵn sàng cho tình huống xấu nhất”, Thủ tướng Cộng hòa Czech Petr Fiala nhấn mạnh.“Một cuối tuần khó khăn đang ở phía trước”.

Tại Ba Lan, hôm 14/9, hàng chục người từ 2 ngôi làng gần thị trấn Nysa, thuộc lưu vực sông Nysa, đã được sơ tán sau khi giới khí tượng cảnh báo về lượng mưa chưa từng có. Một số trang trại đã bị ngập lụt.

Mực nước tiếp tục dâng cao khi mưa vẫn tiếp diễn, và một số đường phố ở thành phố Krakow và Katowice bị ngập. Nước thậm chí còn tràn vào tầng hầm của một bệnh viện ở Krakow, nhưng các lính cứu hỏa đã nhanh chóng bơm nước ra ngoài.

Bộ trưởng Nội vụ Ba Lan Tomasz Siemoniak cho hay “điều tồi tệ nhất vẫn chưa đến”.

Trước đó, chính quyền Ba Lan đã kêu gọi người dân hôm 13/9 tích trữ thực phẩm và sạc pin dự phòng để chuẩn bị cho tình trạng mất điện.

Thay đổi thời tiết xảy ra sau khi khu vực này trải qua đợt nóng vào đầu tháng 9. Các nhà khoa học đã ghi nhận mùa hè nóng nhất trên Trái Đất, phá vỡ kỷ lục được thiết lập chỉ một năm trước.

Bầu khí quyển nóng hơn, được thúc đẩy bởi biến đổi khí hậu do con người gây ra, có thể dẫn đến những cơn mưa lớn hơn.

Liên quan

Bài đăng phổ biến

Mở quán trà sữa để mưu sinh sau khi ly hôn, ấy vậy mà hôm nào cũng có đơn đặt cả chục ly, tôi bán tính bán nghi đi giao rồi 'khóc cạn nước mắt' khi biết người đặt

Cuối năm Giáp Thìn 2024, thấy bát hương có 4 dấu hiệu này, thay ngay kẻo tài lộc sa sút

10 ngày cuối tháng 07/ 2024 âm lịch, 4 tuổi ăn nên làm ra,

Câu hỏi hóc búa Đường Lên Đỉnh Olympia gây bàn tán “Con gì chân vịt, thịt gà, da trâu, đầu rắn?”

Kho báu trăm tỷ Việt Nam “lạc” sang Trung Quốc

Con ốm tìm chồng cũ bị vứt cho 50k đuổi đi, về nhận tin nhắn tôi vỡ òa hạnh phúc

Chỉ bạn 4 cách hiệu quả để nhà không có một bóng con gián nào

bị khán giả đội bạn đòi ‘kiểm tra giới tính’ Bích Tuyền làm một điều khiến mọi người im thít

Các cụ nhắc nhở: "Xây nhà 3 chân của cải đội nón đi hết", nhà 3 chân là gì?